Tía tô giảm cảm cúm tốt như thế nào???

tra-tia-to-phuc-loc

Như mọi người được biết tía tô là một loại rau hay là loại thảo dược phổ biến mọc ở chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Châu Á. Tía tô được xem là một thành phần dược liệu quý trong đông y và có thể kết hợp với các loại thảo mộc khác để có thể điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên thì chưa cần kết hợp nhiều nhưng tía tô đã có rất nhiều công dụng đối với cơ thể đặc biệt là tía tô giảm cảm cúm rất tốt.

1. Tía tô là gì? Tại sao lại có thể giảm cảm cúm?

Tía tô  là một loài cây thân thảo thuộc họ bạc hà, thường được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học cổ truyền tại nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Cây tía tô được trồng phổ biến để làm rau gia vị, thuốc thảo dược và đôi khi để làm đẹp da mà tía tô giảm cảm cúm cực kì hiệu quả.

Thân cây: Cây thân thảo, cao khoảng 0,5-1,5m, có lông tơ phủ xung quanh.

Lá cây: Lá có hình dạng hình trứng hoặc hình tim, mép lá có răng cưa, mặt trên màu xanh tím hoặc tím, mặt dưới có thể màu xanh hoặc tím hoàn toàn.

Hoa: Hoa nhỏ, mọc thành cụm ở đầu ngọn, có màu trắng, hồng hoặc tím nhạt.

– Tía tô thường được phân loại dựa trên màu sắc của lá và thân. Có 2 loại chính:

Tía tô xanh:

Lá tía tô xanh có cả hai mặt lá đều màu xanh, thân cây cũng màu xanh. Loại này phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thường dùng làm rau gia vị trong các món sushi, sashimi, gỏi và salad. Ngoài ra, loại tía tô này còn được sử dụng làm trà và trong các bài thuốc trị cảm, sốt, ho, tía tô giảm cảm cúm hiệu quả.

Lá tía tô xanh
Tía tô xanh

Tía tô tím

Lá có màu tím đậm ở cả hai mặt, đôi khi mặt trên có màu hơi tím, trong khi mặt dưới màu tím đậm hơn. Thân cây cũng có màu tím.

Tía tô tím thường được sử dụng trong y học cổ truyền, có tác dụng giải cảm, trị ho, chống viêm, kháng khuẩn và tía tô giảm cảm cúm rất tốt không phân biệt màu sắc. Ngoài ra, tía tô tím cũng được dùng làm thực phẩm và làm thuốc nhuộm tự nhiên.

Lá tía tô tím
Tía tô tím

2. Lá tía tô giảm cảm cúm

Trong lá tía tô (Perilla frutescens), có một số hợp chất hoạt tính có tác dụng hỗ trợ giảm cảm cúm:

– Tinh dầu:
Tinh dầu tía tô chứa perillaldehyde, limonene, linalool, và alpha-pinene. Những hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, và thúc đẩy tiết mồ hôi, từ đó giúp giải cảm và hạ sốt hiệu quả.

– Flavonoid:
Tía tô chứa các flavonoid như luteolin và apigenin, có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, và tăng cường hệ miễn dịch. Flavonoid còn hỗ trợ làm dịu các triệu chứng của cảm cúm, như nghẹt mũi, đau đầu, và khó chịu.

– Axit rosmarinic:
Đây là một hợp chất có khả năng kháng viêm và chống dị ứng, giúp làm giảm triệu chứng như viêm mũi, khó thở hoặc các vấn đề do dị ứng gây ra, thường đi kèm với các triệu chứng cảm cúm.

– Axit linoleic và Omega-3:
Lá tía tô cũng chứa axit béo thiết yếu như omega-3, có tác dụng kháng viêm và tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình hồi phục khi bị cảm cúm, tía tô giảm cảm cúm cực kì nhanh và hiệu quả.

Những hợp chất này giúp lá tía tô trở thành một phương pháp tự nhiên hữu hiệu để giảm cảm cúm, hạ sốt và giảm các triệu chứng liên quan đến cảm cúm, tía tô giảm cảm cúm hiệu quả nhanh chóng.

Nấu nước lá tía tô để uống

Cách làm:

Dùng khoảng 20-30g lá tía tô tươi, rửa sạch và cho vào nồi nước sôi khoảng 500ml.

Đun trong khoảng 5-10 phút, sau đó tắt bếp và để nước nguội dần.

Uống nước lá tía tô khi còn ấm. Tía tô giảm cảm cúm chỉ sau 3 lần uống.

Công dụng: Nước lá tía tô có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường tiết mồ hôi giúp hạ sốt và giải cảm nhanh chóng, đặc biệt là tía tô giảm cảm cúm rất tốt. Uống đều đặn 2-3 lần/ngày để tăng hiệu quả.

tra-tia-to
Trà tía tô giảm cảm cúm

Sử dụng tía tô để xông hơi

Cách làm:

Dùng lá tía tô (khoảng 100g) kết hợp với một số loại thảo dược khác như lá sả, kinh giới, ngải cứu.

Cho tất cả các loại lá vào nồi đun sôi với nước khoảng 15-20 phút.

Sau đó, đổ nước vào một thau lớn, chùm khăn kín để xông hơi khoảng 10-15 phút. Hít thở sâu để hơi thảo dược xông vào mũi và miệng.

Công dụng: Xông hơi với lá tía tô giúp cơ thể đổ mồ hôi, tía tô giảm cảm cúm, làm thông mũi, giảm nghẹt mũi và đau đầu. Cách này đặc biệt hiệu quả khi bạn có triệu chứng sốt nhẹ và nghẹt mũi, tía tô giảm cảm cúm và các triệu chứng khác nữa.

3.Nấu cháo tía tô

Cách làm:

Nấu cháo trắng như bình thường, gần chín thì cho thêm khoảng 10g lá tía tô tươi thái nhỏ và vài lát gừng tươi.

Ăn cháo khi còn nóng để giúp cơ thể ra mồ hôi và làm giảm triệu chứng sốt, cảm cúm.

Công dụng: Cháo tía tô vừa cung cấp năng lượng khi bị ốm, vừa giúp cơ thể hạ sốt,  tía tô giảm cảm cúm nhanh chóng. Thường được ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ để có tác dụng tốt nhất.

chao-tia-to
Cháo tía tô giảm cảm

4. Nước ép tía tô với mật ong

Cách làm:

Xay nhuyễn lá tía tô tươi, vắt lấy nước cốt và pha với một ít mật ong.

Uống trực tiếp hoặc pha thêm một ít nước ấm.

Công dụng: Sự kết hợp giữa tía tô và mật ong giúp làm dịu họng, giảm cảm cúm hiệu quả, đồng thời giảm ho và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5.Trà tía tô

Cách làm:

Sử dụng lá tía tô tươi hoặc khô (khoảng 10-15g) kết hợp với các loại thảo mộc khác như hoa nhài, kỷ tử, cho vào cốc và đổ nước sôi lên.

Ngâm  trong khoảng 5-7 phút, sau đó uống khi trà còn ấm.

Công dụng: Trà tía tô giảm cảm cúm rất tốt, giảm đau đầu và đau họng, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa. Uống 1-2 lần/ngày khi có triệu chứng cảm lạnh để đạt hiệu quả tốt nhất.

tra-tia-to-phuc-loc
Trà tía tô Phúc Lộc

Hãy theo dõi những bài đăng mới trên website của chúng tôi và follow fanpage để biết thêm nhiều bài viết hay ho nữa nha.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button